Nhu cầu than đá toàn cầu năm 2019

27-02-2019

Nhu cầu than đá toàn cầu sẽ duy trì ổn định

Trong năm 2013 – 2014, mức tiêu thụ than đá của thế giới đạt mức kỷ lục, nhưng dường như đó vẫn chưa phải mức cao nhất. Sau khi giảm trong năm 2014 - 2016, nhu cầu than đá toàn cầu bắt đầu tăng trở lại vào 2017, và đã tăng một lần nữa vào năm ngoái.

So sánh giữa dự báo nhu cầu than đá toàn cầu 2017 và 2018

Từ nay đến ít nhất năm 2023, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán, nhu cầu tiêu thụ than đá sẽ duy trì ổn định, chỉ tăng hoặc giảm nhẹ mỗi năm.

Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa lượng than tiêu thụ của thế giới, là trung tâm của sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu vì nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Lo ngại về tác động của các chính sách đối với hoạt động khai thác than và các ngành công nghiệp khác đã khiến Bắc Kinh nới lỏng chiến lược thắt chặt các quy định về chất lượng không khí, và tiêu thụ than đá của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ giảm nhẹ trong vài năm tới.

Trong khi đó, nhu cầu than đá vẫn đang tăng lên ở Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, gồm Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Philippines, bù đắp cho sự sụt giảm ở Mỹ và Tây Âu.

Financial Times nhận định triển vọng dài hạn là không chắc chắn.

Tại Ấn Độ, đầu tư tư nhân vào năng lượng than đá đã gần như ngừng lại, vì nhiều nhà máy mới rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính trước sự cạnh tranh từ năng lượng tái tạo với chi phí thấp. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chính quyền các tỉnh đã cấp giấy phép có thể dẫn đến sự gia tăng lớn về việc xây dựng các nhà máy điện đốt than mới.

Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, nhu cầu có thể dự đoán được nhiều hơn, và một mức tăng nhỏ hoặc giảm nhỏ từ mức 2018 dường như là kết quả khả dĩ nhất có thể xảy ra.

Với mức tiêu thụ dầu và khí đốt toàn cầu tiếp tục gia tăng, lượng than sử dụng ở mức thấp gợi ý rằng tổng phát thải khí nhà kính trên thế giới, đạt mức cao kỉ lục trong năm ngoái, có dấu hiệu sẽ tăng trở lại trong năm 2019.

back-to-top.png
0909029898