Tăng giá điện và chuyện nhập khẩu than: Những con số biết nói

07-06-2019

Với quyết định tăng giá điện thêm 8,36%, Tập đoàn Điện lực thu về 20.000 tỷ đồng, phía sau con số ấy là câu chuyện khác liên quan tài nguyên quốc gia. Ảnh minh họa.

Như đã thông tin tại buổi họp báo về tăng giá điện do Bộ Công thương tổ chức ngày 20/3. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), việc tăng giá bán lẻ điện dựa trên tính toán các yếu tố đầu vào gồm phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành...

Cụ thể, từ ngày 5/1/2019 giá than cho sản xuất điện tăng 2,61-7,67% làm tăng chi phí hơn 3.000 tỉ đồng; đồng thời sẽ điều chỉnh tăng thêm bước 2 cùng thời điểm tăng giá điện khiến chi phí cho than tăng thêm hơn 3.000 tỉ đồng, chi phí nhập khẩu than cũng làm tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng. Giá khí trên bao tiêu làm chi phí ước tăng hơn 5.800 tỉ đồng.

Còn theo ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực (EVN) do tỉ giá thay đổi, các khoản vay của EVN để thực hiện các dự án tăng và chi phí các nhà đầu tư bên ngoài EVN cũng tăng. Năm 2018, nhờ tiết kiệm chi phí nên EVN đã xử lý 4.500 tỉ đồng, phải thanh toán cho nhà đầu tư bên ngoài là 3.800 tỉ đồng.

Ông Tri cho hay EVN vẫn còn "treo" 3.000 tỉ đồng năm 2018 chưa phân bổ vào lần tăng giá điện này. Việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36% lần này sẽ giúp EVN tăng thu thêm hơn 20.000 tỉ đồng/năm tài chính.

Tuy nhiên, do phải chi trả chi phí đầu vào như than, khí, chênh lệch tỉ giá... tổng chi phí mà EVN phải trả cỡ khoảng 21.000 tỉ đồng. Cho rằng EVN là trung gian thu trả nên không thể cáng đáng được, buộc đưa vào giá điện.

Khi nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện (chiếm 37-38% điện năng cho nhu cầu điện năng của đất nước) thì rõ ràng nếu giá than tăng, giá điện sẽ phải tăng theo.

Vậy Việt Nam là nước xuất khẩu than tại sao phải phụ thuộc giá than nhập khẩu? Những con số dươi đây sẽ phần nào gợi mở.

Nhập khẩu than tăng phi mã

Trong 10 tháng năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 2,17 triệu tấn than đá, với trị giá 268 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 13,3% về kim ngạch so với tháng 9/2018.

Tăng giá điện và chuyện nhập khẩu than, những con số biết nói.

Giá than nhập khẩu trong tháng 10/2018 đã tăng nhẹ 4,5% so với tháng trước đó, nhưng giảm 3,3% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 123,9 USD/tấn.

Như vậy, tính chung 10 tháng năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá than trung bình 10 tháng cũng tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 118,1 USD/tấn.

Có thể thấy, sau khi sụt giảm liên tục về kim ngạch nhập khẩu than đá vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 thì bước sang tháng 9 và tháng 10/2018, nhập khẩu than đá của Việt Nam đã tăng trở lại, vượt cao so với cùng kỳ năm 2017.

Xét về thị trường, Australia, Indonesia và Trung Quốc là 3 thị trường cung cấp than đá lớn nhất cho Việt Nam.

Cụ thể, nhập khẩu than đá từ Australia đạt 4,5 triệu tấn, tương đương 692 triệu USD, chiếm 26% tổng lượng và chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của Việt Nam. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu than đá từ Australia đã tăng 47,6% về lượng và tăng 89,6% về trị giá.

Nhập khẩu than từ thị trường Indonesia cũng đạt 8,6 triệu tấn, tương đương 638 triệu USD, chiếm 50% tổng lượng và chiếm 31,2% tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước. Nhập khẩu than đá từ thị trường này cũng tăng rất mạnh 92,2% về lượng và tăng 115,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Đối với thị trường Trung Quốc, mặc dù sản lượng nhập khẩu than trong 10 tháng năm nay giảm đến 19,7%, tuy nhiên về trị giá lại tăng đến 37%. Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường này 742.183 tấn than với trị giá 255,19 triệu USD, chiếm gần 4,3% trong tổng lượng và chiếm 12,7 trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước.

Việt Nam xuất khẩu than đi đâu?

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu than nhiều thị trường. Trong đó Nhật Bản là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại than xuất khẩu của nước ta. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang Nhật 538.465 tấn than đá, thu về 70,3 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 1,1% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2017; chiếm 38,2% trong tổng lượng than xuất khẩu của cả nước và chiếm tới 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá than xuất khẩu sang Nhật tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 130,6 USD/tấn.

Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ than đá lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt 282.708 tấn, tương đương 34,36 triệu USD, giảm 3,4% về lượng và giảm 31,5% về kim ngạch so với cùng kỳ. Trong đó, xuất sang Thái Lan 119.101 tấn, tăng 74,6%; Malaysia 75.774 tấn, giảm 50%; Indonesia 71.336 tấn, tăng 216,8%; Lào 16.387 tấn, giảm 67,5%; Philippines 110 tấn, giảm 7,6%.

Xuất khẩu than sang Hàn Quốc tăng rất mạnh 300,9% về lượng và tăng 391,7% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 276.385 tấn, tương đương 36,13 triệu USD. Giá xuất khẩu cũng tăng 22,7%, đạt 130,7 USD/tấn.

Than xuất sang Ấn Độ cũng tăng mạnh 130,9% về lượng và tăng 106,7% về kim ngạch, đạt 83.690 tấn, tương đương 11,92 triệu USD. Tuy nhiên, giá xuất khẩu giảm 10,5%, đạt 142,4 USD/tấn.

Ngoài ra chúng ta còn xuất khẩu than sang Đài Loan, Lào, Thụy Sĩ…

back-to-top.png
0909029898